Phương pháp định giá Định giá

Nhận thức của khách hàng về giá trị của sản phẩm sẽ  định ra mức giá trần. Nếu khách hàng cho rằng giá của sản phẩm cao hơn giá trị của nó, họ sẽ không mua sản phẩm. Chi phí sản xuất sản phẩm sẽ định ra mức giá sàn. Nếu công ty định giá sản phẩm thấp hơn chi phí sản xuất ít thì sẽ phải gánh chịu tổn thất về lợi nhuận. Khi xác định mức giá bán giữa hai thái cực này, công ty phải cân nhắc đến một số yếu tố bên trong và bên ngoài công ty, bao gồm chiến lược và giá cả của đối thủ, chiến lược và tổ hợp marketing tổng thể, bản chất của thị trường và nhu cầu.[2]

Từ đó có 3 phương pháp định giá cơ bản: định giá dựa trên giá trị khách hàng, định giá dựa trên chi phí sản xuất và định giá dựa trên mức độ cạnh tranh.[2]

Định giá dựa trên giá trị khách hàng

Giống như tất cả những thứ khác trong tiếp thị, việc định giá tốt sẽ bắt đầu từ khách hàng và sự nhận biết của họ về giá trị.[2]

Định giá dựa trên giá trị khách hàng sử dụng nhận thức về giá trị của người mua, không phải chi phí của người bán, làm chìa khóa để định giá. Định giá dựa trên giá trị có nghĩa là người làm Marketing không thể thiết kế một sản phẩm và chương trình rồi mới định giá. Giá phải được cân nhắc cùng các biến khác trong tổ hợp marketing trước khi xây dựng chương trình tiếp thị.[2]

Các công ty thường thấy khó có thể đo lường được giá trị mà khách hàng cảm nhận về sản phẩm của họ. Khi giá trị là yếu tố chủ quan thì những khách hàng khác nhau và tình huống khác nhau sẽ đánh giá về nó khác nhau. Thỉnh thoảng công ty nên hỏi khách hàng xem họ sẽ trả bao nhiêu cho sản phẩm cơ bản và bao nhiêu cho mỗi lợi ích tăng thêm. Theo đó sẽ có hai phương pháp định giá dựa trên giá trị: định giá dựa trên giá trị hợp lý và định giá dựa trên giá trị gia tăng.[2]

Định giá dựa trên giá trị hợp lý

Định giá dựa trên giá trị hợp lý là sự kết hợp đúng mức của chất lượng và dịch vụ tốt với mức giá phải chăng. Trong một số trường hợp, chiến lược này có nghĩa là là tung ra phiên bản ít tiền hơn của những sản phẩm đã có danh tiếng, hoặc có khi là thiết kế lại những thương hiệu có sẵn để đem lại chất lượng cao hơn với mức giá định trước, hoặc giữ nguyên chất lượng với mức giá thấp hơn.[2]

Một ứng dụng phổ biến của phương pháp này ở cấp độ bán lẻ đó là giá rẻ hàng ngày (Everyday low pricing - EDLP) với các hãng như Costco hay Walmart.[2]

Định giá dựa trên giá trị gia tăng

Thay vì giảm giá để rượt đuổi đối thủ, doanh nghiệp thêm vào những tính năng và dịch vụ giá trị gia tăng đề dị biệt hóa sản phẩm của mình và làm cơ sở để mức giá cao hơn.[2]

Định giá dựa trên chi phí

Định giá dựa trên chi phí ý là việc tính toán giá bán dựa trên các khoản phí sản xuất, phân phối và bán sản phẩm cộng với một tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng dành cho công sức bỏ ra với những rủi ro phải gánh chịu.[2]

Chi phí của một công ty chia thành hai loại: cố định và biến đổi. Chi phí cố định (còn được gọi là chi phí sản xuất chung) là những chi phí không thay đổi khi quy mô sản xuất và doanh số thay đổi. Còn chi phí biến đổi thì thay đổi theo quy mô sản xuất.[2]

Định giá cộng chi phí

Phương pháp định giá đơn giản nhất là định giá cộng chi phí (hay định giá cộng lời vào chi phí - markup pricing) - cộng thêm một khoản lợi nhuận chuẩn vào chi phí sản xuất.[2]

Để minh họa, giả sử một nhà sản xuất bánh mì nướng với chi phí và doanh số kỳ vọng như sau:[2]

Chi phí biến đổi: 10 đôla

Chi phí cố định: 300.000 đô la

Doanh số kỳ vọng: 50.000 sàn phẩm

Chi phí mỗi chiếc bánh được tính như sau

Chí phí mỗi đơn vị =  chi phí biến đổi + chi phí cố định/ doanh số kỳ vọng = 10 đôla + 300.000 đô la/  50.000 sản phẩm = 16 Đôla/ sản phẩm

Giả sử nhà sản xuất muốn thu được 20% lợi nhuận trên doanh thu, nhà sản xuất phải bán với mức giá như sau:

Giá bao gồm lợi nhuận =  chi phí đơn vị sản phẩm/ (1 -  tỷ lệ lợi nhuận mong muốn trên doanh thu) = 16 Đôla/ (1 - 0,2) = 20 Đôla.

Ưu điểm của phương pháp này, thứ nhất là dễ tính toán không phải điều chỉnh giá thường xuyên; thứ hai khi tất cả những công ty cùng sử dụng phương pháp này thì giá cả sẽ gần tương đương nhau, do đó giảm được sự cạnh tranh; thứ ba nhiều người cảm thấy phương pháp này sẽ công bằng hơn cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên mức giá này là chưa tối ưu do lờ đi cầu của thị trường và giá của đối thủ.[2]

Phân tích điểm hòa vốn và định nghĩa lợi nhuận mục tiêu

Bài chi tiết: Điểm hòa vốn

Một phương pháp định giá theo chi phí khác là định giá hòa vốn (hay định giá lợi nhuận mục tiêu). Các doanh nghiệp cố gắng xác định mức giá mà tại đó sẽ hòa vốn hoặc đạt được mức lợi nhuận mục tiêu họ mong muốn.[2]

Định giá theo đối thủ

Khi định giá công ty phải cân nhắc tới mức giá của đối thủ cạnh tranh. Bất kể mức giá của công ty như thế nào thì cũng phải chắc rằng mình đang đem lại cho người tiêu dùng giá trị vượt trội tại mức giá đó.[2]

Định giá theo đối thủ là dựa trên chiến lược, chi phí, giá cả và lời chào hàng của đối thủ cạnh tranh. Khi đánh giá công ty nên đặt ra một số câu hỏi, đầu tiên, làm thế nào để so sánh lời chào hàng của mình và đối thủ trên cơ sở giá trị khách hàng. Tiếp đến đối thủ hiện tại mạnh đến đâu  và chiến lược giá mà họ đã áp dụng là gì?[2]